Unconscious Bias Trong Chốn Công Sở

Unconscious Bias Trong Chốn Công Sở

Đây là phần nội dung lý thuyết mở rộng từ buổi Workshop Unconscious Bias được tổ chức bởi team Culture phối hợp với team Tech của MFV.
Unconscious Bias Trong Chốn Công Sở

Unconscious Bias Trong Chốn Công Sở

Đây là phần nội dung lý thuyết mở rộng từ buổi Workshop Unconscious Bias được tổ chức bởi team Culture phối hợp với team Tech của MFV. 

1. Unconscious Bias là gì?

Bạn đang/đã từng có những suy nghĩ sau?

  • Các Developer thường ăn mặc lôi thôi
  • MFV là công ty IT Nhật. MFV sẽ làm OT thường xuyên thôi.
  • Công việc IT là chỉ dành cho nam giới

Nếu câu trả lời là có, thì hãy dừng lạiiiiii. Có thể bạn đang mang theo một kẻ có tên Unconscious Bias (thiên kiến vô thức) đấy.

“Hắn” chính là những giả tưởng, kỳ vọng xã hội đang nằm ẩn sâu trong suy nghĩ mỗi người. Những thiên kiến này được hình thành bởi những quy chuẩn từ bối cảnh xã hội, thái độ, văn hóa,...

2. Các thể loại của Unconscious bias 

Có rất nhiều dạng thiên kiến trong xã hội, nhưng ở bài này MFV sẽ chỉ liệt kê các dạng phổ biến nhất trong môi trường công sở:

Confirmation Bias (thiên kiến xác nhận):

Chỉ xu hướng mà một người tìm kiếm thông tin ứng với niềm tin của người đó. Bias này tác động lên cách chúng ta thu thập thông tin và nó cũng tác động lên chính cách ta diễn giải và nhớ lại thông tin đã có.

Gender Bias (thiên kiến giới)

Đây là xu hướng dựa trên giới để nhận định, cho rằng giới tính này ưu thế hơn giới tính kia.

Ageism (Định kiến tuổi tác)

Là xu hướng đánh giá dựa trên hình thức bề ngoài và quan điểm về tuổi tác dù là người trẻ hay người lớn tuổi.

Halo Effect & Horn Effect (hiệu ứng Trông mặt bắt hình dong)

Khi bạn có ấn tượng tốt về một người trong vài lần tiếp xúc đầu tiên, bạn sẽ có xu hướng mặc định các khía cạnh khác cũng tỉ lệ thuận với ấn tượng đầu đó, và ngược lại.

Và còn nhiều thành viên khác nữa …

3. Tại sao cần tránh xa Unconscious Bias?

Đây là những lý do Unconscious Bias sẽ không healthy & balance cho chúng ta:

Trong tuyển dụng: Chúng ta dễ đánh mất những ứng viên tiềm năng nếu đánh giá họ dựa trên xuất thân, tuổi tác, giới tính, địa lý,...

Trong công sở: Khi chúng ta có những thiên kiến vô thức với đồng nghiệp, một bức tường vô hình sẽ ngăn cách chúng ta lắng nghe những ý kiến, đóng góp của họ.

Trong đánh giá năng lực: Nếu ai đó được thăng chức dựa trên sự thiên vị, toàn bộ tổ chức sẽ bị ảnh hưởng bởi điều đó. Những nhân viên ít năng lực hơn lại được đặt vào một vị trí quyền lực, trong khi một người có năng lực hơn sẽ bị từ chối vì thiên vị. Điều này có thể khiến nhân viên rời bỏ công ty hiện tại để đầu quân cho một nơi khác, gây ra tổn thất vô hình cho công ty.

Trong thời đại mới, nơi mà sự đa dạng được chấp nhận một cách tổng thể, chúng ta cần nhận thức Unconscious bias tại chốn công sở để có thể loại bỏ xu hướng này. Ai cũng mang những thiên kiến trong người, nhưng chúng đều có thể dần được loại bỏ nếu chúng ta luyện tập để nhìn nhận và ý thức được chúng.

4. Làm sao để nhận biết về Unconscious Bias

Tip 1: Phân biệt fact (thông tin) và assumption (giả định)

Hãy tiếp cận vấn đề một cách khách quan, hạn chế sự chủ quan. Hạn chế suy diễn về một vấn đề hoặc đối tượng.

Tip 2: Hãy nhớ rằng, dù đối tượng là ai, họ xứng đáng được đối xử tử tế một cách công bằng

Vì “một chiếc áo không làm nên thầy tu”, nên đừng vội vàng đánh giá hay nhìn nhận một ai chỉ vì ngoại hình, tuổi tác hay quốc tịch của họ.

Tip 3: Tích cực đón nhận ý kiến đa chiều

Khi ta chấp nhận những ý kiến khác nhau, chúng ta cũng đang tự trao mình một cơ hội để hiểu đối phương nhiều hơn, cũng là minh chứng bản thân có thể hòa nhập nhanh trong một môi trường đa văn hoá rồi đấy.

Lời kết

Xác định và đẩy lùi Unconscious Bias chính là bước đầu tiên để chúng ta chung tay tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng và công bằng, thúc đẩy sự đa dạng tại nơi làm việc, phát triển chính bản thân mình và doanh nghiệp của chúng ta .

 

 

More like this

Nhật ký thực tập của Jim
Jun 27, 2021

Nhật ký thực tập của Jim

HALF YEAR ALL-HANDS 1H2023: Onsite - insight
Jun 20, 2023

HALF YEAR ALL-HANDS 1H2023: Onsite - insight